Trong nhiều năm điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ gặp nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng má bị hóp khi niềng răng. Để khắc phục được tình trạng này, trước hết bạn cần phải hiểu đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Hiểu được điều đó, bài viết sau đây bác sĩ sẽ giúp bạn nắm được những nguyên nhân gây ra hiện tượng hóp má khi niềng răng và cách khắc phục hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!
Tình trạng niềng răng bị hóp má như thế nào?
Hóp má là tình trạng khuôn mặt bị mất cân đối, một hoặc hai bên má bị hóp lại. Nguyên nhân có thể do sự phân bố không đều của các mô mỡ “vô tình” khiến hai bên má bị hóp lại. Má hóp khiến cho khuôn mặt cảm giác bị hốc hác và không có sự hài hòa.
“Tình trạng má hóp có xảy ra khi niềng răng không?” – Câu trả lời là CÓ. Bác sĩ ghi nhận một số trường hợp các bạn sau khi niềng răng má bị hóp hơn so với thời gian trước khi niềng (má không được đầy đặn như giai đoạn đầu).
Mặc dù đây không phải là tình trạng thường xuyên gặp phải ở niềng răng nhưng cũng là một trong những nỗi lo ngại của không ít bạn. Tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, hãy tìm hiểu xem đó là những nguyên nhân gì nhé.
Nguyên nhân khiến bạn bị hóp má khi niềng răng
Niềng răng không biết từ bao giờ đã trở thành một trong những phương pháp chỉnh nha hiện đại được nhiều người lựa chọn dựa trên mong muốn được sở hữu một hàm răng đẹp. Tuy nhiên, trong hành trình tiến tới cái đẹp bạn cũng sẽ gặp không ít những “vấn đề” mới sẽ xuất hiện.
Và tình trạng má hóp có thể sẽ là một “vấn đề”, một “lo ngại” của bạn khi bắt đầu bước vào quá trình niềng răng. Không phải tất cả những ai niềng răng đầu gặp tình trạng này bởi chúng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây bác sĩ giải thích lý do tại sao má bạn bị hóp khi niềng răng.
Kỹ thuật chỉnh nha không chuẩn
Nguyên nhân đầu tiên cũng chính là nguyên nhân khó có thể “chấp nhận” được nhất chính là do kỹ thuật chỉnh nha. Xuất phát từ công nghệ điều trị thô sơ, tay nghề bác sĩ còn hạn chế, việc niềng răng của bạn có thể chưa đúng kỹ thuật dẫn đến tình trạng hóp má.
Một số trường hợp hi hữu xảy ra khi lực siết của mắc cài không phù hợp, quá mạnh dẫn đến trường hợp chân răng không thể chịu được mà dần bị yếu, từ đó có thể gây ra hiện tượng chân răng bị sụt ổ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến răng bị gãy, và má cũng sẽ bị hóp tại vị trí đó.
Rất khó để có thể giúp bạn biết mình có niềng răng có đúng kỹ thuật không. Ngoài tình trạng niềng răng bị hóp má, nếu bạn còn gặp một số tình trạng nặng hơn như quá đau răng thì hãy tới gặp bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để kiểm tra lại nhé.
Tiêu xương ở ổ răng hoặc mất răng dài ngày
Có thể bạn chưa biết, má là bộ phận được nâng đỡ bởi cơ gò má, cung răng và xương hàm. Vậy bất cứ ảnh hưởng nào đến cung răng và xương hàm cũng có thể làm ảnh hưởng tới hình dáng, độ căng của má.
Một số trường hợp hay gặp phải đó là mất răng dài ngày và tiêu xương ở ổ răng khiến cho vùng má bị trùng xuống, lúc này khuôn mặt sẽ bị hóp và gây kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc má hóp do mất răng chỉ xảy ra khi đó là mất răng hàm lâu ngày, vậy việc nhổ răng để niềng răng sẽ không phải nguyên nhân gây hóp má khi niềng răng.
Khi bạn nhổ răng phục vụ cho quá trình chỉnh nha, mắc cài hoặc khay niềng sẽ có nhiệm vụ kéo răng di chuyển về đúng vị trí, lúc này vị trí trống do răng được nhổ sẽ nhanh chóng được lấp đầy.
Tóm lại, việc má hóp do tình trạng tiêu xương hoặc mất răng lâu ngày rất hiếm, thường chỉ xảy ra khi bạn nhổ một lúc quá nhiều răng hoặc xương răng bị hỏng. Nếu bạn gặp những tình trạng này, hãy nhờ tới sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp nhé.
Thói quen nhai trong khi ăn uống
Thói quen là sự lặp đi lặp lại của một hành động trong một thời gian dài. Mà trong đó, thói quen ăn nhai cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho má bạn bị hóp khi niềng răng. Bước vào quá trình điều trị niềng răng, bác sĩ thường khuyên bạn chỉ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai. Do đó, cơ hàm lúc này sẽ hoạt động ít hơn bình thường, hệ thống cơ má cũng hoạt động ít hơn dẫn đến các cơ bị chùng xuống và xuất hiện tình trạng hóp má.
Đây là một nguyên nhân chủ quan mà bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục nên cũng không cần quá lo lắng nhé. Bạn thường sẽ đau răng mỗi khi bắt đầu vào giai đoạn siết răng, thời gian này bạn nên ăn những đồ ăn nhẹ, mềm theo đúng lời khuyên của bác sĩ nhé.
Sau khi bạn đã quen với việc siết răng và không còn cảm giác đau nhức nữa, hãy bắt đầu trở lại với những thức ăn bình thường, thực hiện việc nhai nhiều, nhai kỹ để cơ hàm, cơ má được hoạt động nhiều hơn để các cơ được căng trở lại. Một số món ăn đặc biệt quá cứng, quá dai thì bạn vẫn nên tránh để không gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị nhé.
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Bác sĩ có nghe nhiều bệnh nhân tâm sự, họ nghĩ rằng việc má bị hóp có thể là do khi niềng, họ thường bị đau răng dẫn đến việc ăn uống cũng khó khăn hơn, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Khi cơ thể bạn không được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt cân, lúc này má bị hóp là điều rất bình thường.
Để khắc phục tình trạng má bị hóp khi niềng răng, bạn chỉ cần có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Nếu cơ thể được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng như chất béo, vitamin, khoáng chất, cân nặng sẽ được duy trì ổn định, tình trạng má bị hóp sẽ nhanh chóng biến mất.
Tinh thần không thoải mái, bị stress
Một nguyên nhân khó tưởng ảnh hưởng đến độ căng của má chính là trạng thái không thoải mái khi niềng răng kéo dài, bị stress. Khi bạn ở trong trạng thái này quá lâu, lượng mỡ được tích trữ ở vùng má sẽ bị giảm đi, khuôn mặt lúc này sẽ trở nên gầy gò, hốc hác.
Bên cạnh việc có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cũng cần giữ cho mình luôn ở trạng thái tích cực, thoải mái để kiểm soát được những căng thẳng. Việc căng thẳng, stress không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn đấy.
Tình trạng má bị hóp khi niềng răng kéo dài bao lâu?
Má hóp là tình trạng mà bác sĩ nghĩ rằng sẽ rất nhiều bạn không muốn gặp phải bởi nó thực sự gây ảnh hưởng không tốt tới mặt thẩm mỹ. Đừng quá lo lắng, tình trạng má bị hóp khi niềng răng sẽ không kéo dài quá lâu đâu.
Nếu bạn không bị hóp má trong suốt quá trình niềng răng thì bác sĩ xin chúc mừng bạn. Còn nếu bạn đang gặp trường hợp này, hãy tìm xem mình gặp nguyên nhân nào trong số năm nguyên nhân trên đây nhé. Hiểu được nguyên nhân của việc niềng răng bị hóp má sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp khắc phục nhanh chóng.
Trong trường hợp bạn không biết mình đang bị hóp má do đâu thì hãy đừng ngại ngần mà liên hệ tới bác sĩ nơi bạn điều trị để được tư vấn và sớm khắc phục được tình trạng này nhé.
Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má hiệu quả
Niềng răng bị hóp má là tình trạng bác sĩ tin chắc rằng không một ai mong muốn gặp phải. Nếu như bạn đang niềng răng và không biết làm sao để khắc phục được vấn đề này thì trước hết, hãy đi tìm nguyên nhân khiến mình bị hóp má qua những thông tin mà bác sĩ chia sẻ trên đây.
Sau đó, bạn hãy đọc những cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má mà bác sĩ chuẩn bị chia sẻ dưới đây.
Lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, tin cậy
Không chỉ cho tình trạng hóp má khi niềng răng, việc lựa chọn nha khoa uy tín và tin cậy là yếu tố đầu tiên cực kỳ quan trọng, quyết định việc điều trị của bạn có hiệu quả hay không.
Ngoài ra, lựa chọn những nha khoa không đảm bảo về chất lượng cũng khiến bạn có nguy cơ gặp phải các bệnh về răng nguy hiểm. Do đó, trước khi quyết định niềng răng như thế nào, hãy bắt đầu nghiêm túc lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa chất lượng, uy tín bạn nhé.
Chuẩn bị chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
Đừng để niềng răng cản trở việc ăn uống của bạn nhé. Bác sĩ hiểu rằng bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi mang trong mình một chiếc “áo giáp” mới, nhưng việc nhanh chóng thích nghi với chúng sẽ giúp bạn dễ dàng sinh hoạt và ăn uống thoải mái hơn.
Ngoài việc hạn chế những đồ ăn quá cứng, quá dai thì bạn cũng cần nạp cho mình những những dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, khoáng chất, vitamin,… để đảm bảo cơ thể không bị rơi vào trạng thái thiếu chất, tụt cân bạn nhé.
Tập một số bài tập giúp cải thiện tình trạng hóp má
Một trong những biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng má bị hóp bạn có thể tham khảo đó là các bài tập cải thiện cơ nhai. Những bài tập này giúp cải thiện cơ mặt tự nhiên, không chỉ cải thiện được tình trạng má hóp do niềng răng mà còn đối với bạn cơ má hóp sẵn có.
– Bài tập nâng cao chức năng cơ: Ở bài tập này, bạn hãy mở rộng miệng hết cỡ thật chậm. Sau đó làm động tác phồng má căng hết cỡ và giữ trong 5 giây. Lặp đi lặp lại động tác này trong 20 lần.
Động tác tiếp theo, bạn giữ khuôn miệng ở trạng thái cười lớn nhưng không nhắm mắt. Hãy cố gắng cười thật lớn để cơ hàm, cơ má được căng lên nhé.
– Bài tập “súc miệng”: Thực hiện động tác giống như súc miệng, hãy hít một “ngụm” không khí thật to và di chuyển không khí đó từ má này sang má kia như đang súc miệng. Thực hiện bài tập này 15 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao bạn nhé.
– Bài tập thổi khí trong miệng: Với bài tập này, bạn hãy mím môi và chủ động thổi khí ra để khoang miệng phồng lên. Giữ trạng thái này trong khoảng 10 giây rồi tiếp tục đẩy không khí từ má này sang má kia (giống bài tập trên) trong 10 giây nữa.
– Bài tập mewing: Đây là bài tập được rất nhiều bạn áp dụng bởi tính hiệu quả cao. Ở bài tập này, bạn đặt lưỡi lên vòm họng và không để lưỡi chạm vào răng (giữ đầu thẳng). Khi lưỡi đã đặt đúng vị trí, hãy cố gắng há miệng và nói chữ N trong tư thế đó.
Sau đó, bạn tập nuốt theo nhịp 1 – khép miệng; 2 – thụt lưỡi về phía sau; 3 – nuốt nước bọt (lưỡi vẫn giữ ở vị trí đó). Mặc dù đây là bài tập khá khó nhưng lại rất hiệu quả, hãy duy trì thực hiện bài tập này tối thiểu 30 phút mỗi ngày nhé.
– Bài tập cải thiện cơ nhai: Hiện tượng má hóp còn xảy ra thì bạn lười nhai, cơ hàm, cơ má không được hoạt động thường xuyên. Với bài tập cải thiện cơ nhai, bạn hãy duy trì việc luyện tập nhai nhiều, nhai kỹ tối thiểu 3 lần/ ngày nhé. Lưu ý, nhai đều hai bên để hai bên má được cân đối.
– Bài tập chu môi: Tương tự với bài tập thổi khí trong miệng, nhưng thay vì đẩy không khí từ má bên này sang bên kia thì bạn sẽ đẩy khí ra khỏi khoang miệng bằng môi. Duy trì bài tập này khoảng 15 lần/ ngày để nhanh chóng cải thiện được tình trạng má bị hóp.
– Bài tập hút chặt má và môi: Đúng như tên gọi của nó, bạn dùng cơ để hút chặt má và môi lại, cố gắng duy trì trạng thái này trong 10 giây và lặp lại thao tác này khoảng 5 lần/ ngày. Với bài tập này, má và môi của bạn sẽ được săn chắc và khỏe hơn nhiều đấy.
– Bài tập mở rộng khoang miệng: Bài tập này rất đơn giản, bạn chỉ cần mở khoang miệng to hết cỡ và giữ nguyên trong khoảng 15 giây, duy trì nhịp thở hít vào và thở ra liên tục. Bạn có thể duy trì bài tập này 15 lần/ ngày để nhanh chóng sở hữu một đôi má căng tròn, đầy đặn nhé.
Trên đây, bác sĩ đã lý giải nguyên nhân xuất hiện tình trạng má bị hóp khi niềng răng đồng thời đưa ra một số phương pháp khắc phục hiệu quả. Thông thường, nếu bạn thuộc một trong năm nguyên nhân mà bác sĩ kể trên đây thì việc khắc phục là có thể và rất đơn giản.
Trong trường hợp bạn bị hóp má khi niềng răng mà không thuộc những nguyên nhân trên thì hãy đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và cho bạn câu trả lời cụ thể nhé. Cám ơn bạn đã dành thời gian để lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ, chúc bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả.