Có một giai đoạn xấu nhất khi niềng răng mà bạn cần biết để có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như kiến thức để vượt qua được. Sau khi vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy việc niềng răng thực ra không quá “khó chịu” như bạn nghĩ.
Trước khi biết đâu là giai đoạn niềng răng xấu nhất, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn 5 giai đoạn quan trọng trong quá trình điều trị mà bạn nên biết. Hiểu được 5 giai đoạn này bạn sẽ biết được tại sao lại có giai đoạn xấu nhất đó.
5 giai đoạn niềng răng mà bạn nên biết
Niềng răng dù là phương pháp nào cũng có đều có giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ những đặc điểm riêng mà nếu bạn đang quan tâm hoặc đang niềng răng nên biết. Đó là những giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiền chỉnh nha
Đây là giai đoạn trước khi bắt đầu niềng răng, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-Quang, lấy mẫu răng để xác định tình trạng răng miệng và mức độ của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng răng miệng của bạn cùng với phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Nếu bạn chỉnh nha bằng phương pháp mắc cài cố định (mắc cài sứ, kim loại) thì sẽ được bác sĩ gắn các khí cụ lên răng, các mắc cài sẽ được liên kết với nhau bằng dây cung và cố định bằng thun tại chỗ (nếu có).
Giai đoạn 2: Dàn đều răng
Ở giai đoạn này, bạn bắt đầu bước vào quá trình chỉnh nha, giai đoạn này thường kéo dài từ 2 – 4 tháng. Bác sĩ sẽ bắt đầu sử dụng mắc cài và dây cung lớn hơn (so với dây cung lúc mới lắp khí cụ) với mục đích làm xoay trục thân răng góp phần dàn đều răng.
Bạn sẽ không cảm nhận được nhiều sự thay đổi bởi sự dịch chuyển của răng chưa quá rõ ràng nhưng phần trục răng đã thẳng hàng hơn rồi. Ở mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp khác nhau sao cho phù hợp nhất với tình trạng răng của bạn như: tách kẽ răng, nhổ răng,… phục vụ cho quá trình dàn đều răng
Giai đoạn 3: Đóng khoảng răng
Giai đoạn đóng khoảng cho răng là giai đoạn cực kỳ quan trọng quyết định đến hiệu quả sau này của việc chỉnh nha. Sau khi tiến hành dàn đều răng, bác sĩ sẽ tiếp tục đóng khoảng để kéo răng nanh hoặc răng cửa di chuyển để dần lấp đầy vị trí của răng (đã được nhổ).
Bạn có thể hiểu đơn giản đóng khoảng là phương pháp kéo răng trước ra phía sau trong trường hợp răng hô, hoặc kéo răng đằng sau ra trước trong trường hợp răng thưa, răng móm. Điều này sẽ giúp các răng được sắp xếp một cách thẳng và đều đặn trên đúng vị trí của cung hàm.
Các phương pháp đóng khoảng răng hiện nay:
- Đóng khoảng bằng cách sử dụng minivis
- Đóng khoảng bằng cách sử dụng chun đóng khoảng
- Đóng khoảng bằng cách sử dụng móc kéo
Với một thao tác quan trọng như này, việc đòi hỏi một bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao là thực sự quan trọng. Nếu thao tác này không được thực hiện cẩn thận có thể khiến cho chân răng bị bật ra khỏi hàm. Điều này thực sự nguy hiểm!
Nếu như trường hợp của bạn không cần phải nhổ răng thì không cần phải đóng khoảng, chỉ cần thực hiện nắn chỉnh, siết răng dựa vào hệ thống khí cụ là được nhé.
Giai đoạn 4: Điều chỉnh khớp cắn
Đây là tình trạng khớp cắn bị sai lệch, chưa chuẩn, và cũng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Nếu như giai đoạn đóng khoảng không đủ để khiến cho hai khớp cắn đều nhau theo đúng tỷ lệ chuẩn thì bạn cần thiết phải bước sang giai đoạn này – điều chỉnh khớp cắn.
Với điều chỉnh khớp cắn, bác sĩ sẽ sử dụng một số khí cụ hỗ trợ như máng nâng khớp hoặc cục nâng khớp cắn (được gắn trực tiếp lên răng) để điều chỉnh hai khớp cắn sao cho chuẩn. Khi khớp cắn bị lệch, hai hàm sẽ khó chạm vào nhau, giảm chức năng ăn nhai đồng thời gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình chỉnh nha.
Giai đoạn 5: Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì
Sau một quá trình dài niềng răng, răng bạn lúc này đã đều và đẹp, khớp cắn chuẩn tỷ lệ nha khoa. Và đây cũng chính là lúc bạn được tháo mắc cài và tiếp tục đeo hàm duy trì để xương răng và mô mềm dưới chân răng có thời gian phục hồi.
Ở giai đoạn này, răng bạn còn đang rất yếu do sự thay đổi vị trí trong cung hàm, hãy hạn chế tối đa những tác động về răng. Hạn chế ăn những thức ăn quá cứng hoặc quá dai làm sai lệch vị trí của răng bạn nhé.
Đối với hàm duy trì, bạn nên đeo 24/24 và chỉ bỏ ra lúc ăn, đeo tối thiểu trong vòng 6 tháng. Sau đó bạn tiếp tục đeo hàm vào buổi tối trước lúc đi ngủ để đảm bảo răng có thời gian phục hồi cố định ở vị trí cuối cùng, không bị chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Đeo hàm duy trì tối thiểu 1 năm sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một nụ cười hoàn toàn mới.
Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào?
Dựa vào những thông tin trên, bạn đã nắm được niềng răng bao gồm những quy trình nào rồi chứ? Vậy đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?
3 tháng đầu tiên chính là giai đoạn xấu nhất và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong suốt quá trình chỉnh nha. Đây là giai đoạn răng bạn vẫn còn lộn xộn, cần sử dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh lại răng. Hơn nữa, bạn cũng chưa quen với sự xuất hiện của mắc cài, khay niềng do vậy thoạt đầu sẽ thấy khó chịu và vướng víu.
Một số vấn đề khác có thể xảy ra mà bạn không lường trước được như niềng răng bị hóp má, đau nhức, ê buốt răng,…
Ngoài ra, trường hợp bạn phải nhổ răng thì trên cung hàm sẽ xuất hiện các khoảng trống lớn. Nếu đó là răng hàm thì không sao, một số bạn phải nhổ răng cửa trước thì sẽ gây mất tự tin mỗi khi giao tiếp.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành đóng khoảng răng cho bạn, nếu bạn nhổ răng cửa thì bác sĩ sẽ kéo răng hàm ra phía trước và ngược lại với mục đích lấp đầy khoảng trống mà việc nhổ răng tạo nên.
Bạn cũng không cần phải quá lo lắng, tình trạng này sẽ không kéo dài lâu mà chỉ là tạm thời. Quan trọng nhất là bạn hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần cứng cỏi, một sự kiên trì để có thể vượt qua được giai đoạn xấu nhất khi niềng răng này.
Sau khi đã vượt qua được giai đoạn này, quá trình niềng răng của bạn cũng sẽ đơn giản hơn. Mọi hoạt động chủ yếu dựa vào cơ chế hoạt động của mắc cài cùng một số sự can thiệp nhỏ của bác sĩ. Và cuối cùng, bạn sẽ nhận được kết quả là một hàm răng mới, một nụ cười mới mà bạn hằng mơ ước.
Làm sao để vượt qua được giai đoạn xấu này?
Bác sĩ hiểu được sự khó chịu của bạn khi trải qua giai đoạn khó khăn này bởi bạn sẽ cần phải tập làm quen với sự xuất hiện của mắc cài (hoặc khay niềng), thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống,… Tuy nhiên, bạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều trong giai đoạn này nếu như bạn biết cách, và đó là cách gì thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn ngay sau đây.
Nếu bạn cảm thấy khó nhai, khó nuốt do tình trạng đau, ê buốt răng (tình trạng này thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần đầu), hãy thay thực đơn của bạn bằng những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo nhé.
Đối với mắc cài cố định, để tránh tình trạng các góc của mắc cài cọ vào gây xước mô mềm, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để bôi vào các góc của mắc cài nhé. Sáp nha khoa khá dễ chịu, có thể hạn chế được những tổn thương do sự cọ sát của mắc cài gây ra.
Chăm sóc đúng cách và đảm bảo vệ sinh răng miệng để hạn chế những bệnh nha khoa xảy ra trong quá trình điều trị. Thời gian đầu khi chưa quen với sự xuất hiện của khí cụ, bạn thường không biết làm sạch răng và mắc cài sau khi ăn nhai. Tình trạng này để lâu sẽ là điều kiện để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi, sinh ra những bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng,…
Hãy sử dụng những công cụ làm sạch được bác sĩ nha khoa khuyên dùng như tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ,… nhé.
Và cuối cùng, hãy tìm cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín được nhiều người tin tưởng, đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Một địa chỉ nha khoa với hệ thống công nghệ cao cấp, một bác sĩ có tâm sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện ước mơ sở hữu một hàm răng trắng khỏe, rạng ngời.