“Những ai không nên niềng răng?” là một trong những chủ đề được rất nhiều quan tâm bởi nhu cầu niềng răng hiện nay là rất nhiều, xuất phát từ mong muốn được sở hữu một nụ cười đẹp, hoàn mỹ.
Thế nhưng thật tiếc là không phải ai cũng là đối tượng phù hợp với kỹ thuật chỉnh nha này. Vậy đó là những đối tượng nào? Cùng đánh giá trình trạng răng miệng và xem mình liệu có thuộc những đối tượng sau đây không nhé.
Những người không nên niềng răng – đó là những ai?
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ được rất nhiều người lựa chọn để nắn chỉnh, làm đẹp lại nụ cười của mình. Mục đích của việc niềng răng thẩm mỹ là mang lại sự cân đối cho khuôn mặt, tái tạo lại nụ cười và chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Việc niềng răng không những cần tay nghề cao của bác sĩ mà còn đòi hỏi tính cam kết, hợp tác của bệnh nhân. Quá trình niềng răng có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào trường hợp răng và phương pháp áp dụng. Nhìn chung, đây là phương pháp tối ưu giúp mang lại một hàm răng hoàn hảo theo đúng mong muốn của mỗi người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng phù hợp có thể áp dụng kỹ thuật chỉnh nha này. Một số trường hợp lưu ý không nên niềng răng, cụ thể:
Người có xương hàm tiêu xương nhiều
Không phải ai sinh ra cũng có xương hàm chắc khỏe, và đây là những người không nên niềng răng bởi xương hàm sẽ không đủ chắc chắn để có thể chịu áp lực từ mắc cài. Khi niềng răng, áp lực từ khay niềng (hoặc mắc cài) là rất lớn với tác dụng giúp răng di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm.
Xương hàm yếu khi chịu tác động mạnh sẽ dễ bị tổn thương dẫn đến việc di chuyển răng không ổn định hoặc gây tổn thương, gãy xương trong quá trình điều trị. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, yêu cầu có các biện pháp điều trị phục hồi rất phức tạp.
Vì vậy, đối với những người có xương hàm không khỏe, bác sĩ khuyến cáo bạn không nên niềng răng. Thay vào đó bạn có thể áp dụng một số phương pháp khác như phẫu thuật xương hàm,…. Nếu bạn không biết xương mình có yếu hay không, hãy đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết nhé.
Những người mắc những bệnh về nha chu quá nặng
Nha chu hay còn gọi là viêm nha chu là tình trạng các bộ phận trong khoang miệng bị viêm nhiễm và tổn thương có thể xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng chưa đủ sạch hoặc bất cứ nguyên nhân nào. Viêm nha chu thường đi kèm với những triệu chứng như sưng lợi, chảy máu, mất xương hàm,…
Việc áp dụng niềng răng lên những người bị nha chu quá nặng có thể gây tổn thương tới răng, lợi và làm tình trạng nha chu trở nên nặng hơn. Khi niềng răng, áp lực từ mắc cài hoặc khay niềng có khả năng gây kích ứng và tổn thương, viêm nhiễm các mô mềm, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm suy yếu sự ổn định của hàm răng.
Trước khi quyết định có nên niềng răng hay không, bác sĩ khuyên bạn hãy tới nha khoa để khám răng tổng quát để xác định được tình trạng răng miệng của mình nhé. Sau khi bạn đã điều trị thành công nha chu và phục hồi, bạn có thể cân nhắc và đề nghị với bác sĩ về nhu cầu niềng răng của bạn nhé.
Những người đã bọc răng sứ hoặc trồng răng giả
Bọc răng sứ và trồng răng giả là những phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ nâng cao và đã được định hình ở vị trí cố định trên cung hàm. Khi niềng, lực từ mắc cài (hoặc khay niềng) tác dụng lên có thể kéo răng được trồng (hoặc bọc sứ) rời khỏi vị trí cố định. Điều này làm xáo trộn vị trí của răng giả hoặc răng bọc sứ, làm mất đi sự ổn định và kết quả thẩm mỹ của bệnh nhân.
Những người đã trồng răng giả hoặc bọc răng sứ là những người đã trải qua quá trình điều trị phức tạp. Sau khi răng và hàm đã được phục hồi, bác sĩ khuyên bạn không nên can thiệp những kỹ thuật điều trị khác làm tác động lên sự ổn định của răng.
Trong trường hợp bạn rất muốn được niềng răng và trường hợp của bạn cũng không quá phức tạp, hãy thử nói chuyện với bác sĩ để tìm những phương pháp nắn chỉnh hàm thay thế phù hợp hơn nhé.
Những người mắc các bệnh mãn tính
Ngoài những bệnh về răng miệng, những người mắc các căn bệnh mãn tính như tim mạch, máu loãng, rối loạn máu đông, suy giảm miễn dịch,… cũng được các bác sĩ khuyến cáo là không niềng răng.
Những người mắc các căn bệnh mãn tính này thường có hệ thống miễn dịch không tốt, khả năng tự phục hồi cũng kém. Mà khi niềng răng, chúng ta bắt buộc phải nhờ tới sự can thiệp của các khí cụ để tác động lên răng, điều này không tránh được những tổn thương xảy ra trong quá trình điều trị.
Nếu cố gắng niềng răng, bạn sẽ dễ gặp phải những vấn đề như nhiễm trùng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp sẽ khác nhau, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và kết luận bạn có nên niềng răng hay không.
Nếu bạn gặp những căn bệnh như bác sĩ kể trên, hãy tới các phòng khám nha khoa uy tín để nhận được lời tư vấn cụ thể hơn của bác sĩ nhé.
Những đối tượng nào được chỉ định là nên niềng răng?
Bác sĩ biết rằng niềng răng là mong muốn của rất nhiều người với nhu cầu sở hữu một hàm răng đẹp và một nụ cười tự tin. Do đó, việc có phải là đối tượng phù hợp để niềng răng hay không, bác sĩ nghĩ rằng đó là một thông tin rất quan trọng.
Nếu như bạn không thuộc năm đối tượng trên đây (khuyến cáo không nên niềng răng), hãy đến với phần tiếp theo nhé. Phần này bác sĩ sẽ nêu ra những trường hợp được chỉ định là nên niềng răng, có thể sẽ là thông tin hữu ích với bạn đấy.
- Những người có hàm răng hô, răng chen chúc, răng thưa: Niềng răng có thể giúp siết răng về đúng vị trí như bạn mong muốn.
- Những người có răng nhọn, răng xoay không đều với các răng khác: Các phương pháp niềng răng tiên tiến có thể xoay răng và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
- Những người nhiều răng và khấp khểnh không đều: Việc niềng răng có thể giúp giải phóng răng, tạo khoảng trống để hệ thống khí cụ có thể kéo răng và căn chỉnh răng về đúng vị trí.
- Những người trám răng hoặc mài răng: Bạn có thể áp dụng niềng răng sau khi các khối trám hoặc răng được mài đã qua được giai đoạn phục hồi và trở nên ổn định hơn.
- Những người có vấn đề với khớp cắn: Niềng răng là một kỹ thuật nắn chỉnh tốt giúp điều chỉnh khớp cắn chuẩn tỷ lệ nha khoa, tạo sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới.
Trên đây là một số trường hợp có thể phù hợp trong việc áp dụng niềng răng. Và mỗi trường hợp sẽ có phù hợp với phương pháp niềng răng khác nhau, phần nhiều phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và chi phí mà bạn có thể bỏ ra. Quan trọng là, hãy đặt yếu tố sức khỏe của mình là trên hết bạn nhé.
Đối với những năm trường hợp không nên niềng răng, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi còn rất nhiều phương pháp chỉnh răng khác biết đâu sẽ phù hợp với bạn hơn. Cụ thể đó là những phương pháp gì thì trước hết bạn hãy tới nha khoa để thăm khám và biết được tình trạng răng miệng của mình nhé.
Sau khi biết được tình trạng răng miệng của mình, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn có thích hợp để niềng răng hay không, nếu không thì sẽ có phương pháp nào khác thay thế. Và luôn sẽ có phương pháp phù hợp giúp bạn có thể thực hiện được ước mơ sở hữu một hàm răng đẹp!