GEMS DENTAL HOME
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Cao răng (hay còn gọi là vôi răng) hình thành từ các mảng bám từ thức ăn, lâu ngày những mảng bám đó kết hợp với các loại vi khuẩn và acid trong nước bọt tạo nên. Thông thường những mảng bám thường tích tụ dưới chân răng, do vậy mà cao răng sẽ có dạng những mảng bám cứng bao quang lấy chân răng.
Có thể bạn chưa biết là có tới tận hai loại cao răng hình thành khác nhau đó là:
Cao răng nhìn có vẻ như không mang lại cho chúng ta quá nhiều sự khó chịu và căn bệnh “có thể nhìn thấy”. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ “làm ngơ” chúng. Thực tế, cao răng chính là mầm mống gây ra rất nhiều bệnh về răng miệng như viêm lợi, hơi thở có mùi, mất răng,… và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Vậy nguyên nhân từ đâu lại hình thành nên cao răng? Bác sĩ nghĩ rằng đây là thông tin khá quan trọng và hữu ích với bạn đó.
Trong cao răng chủ yếu có ba khoáng chất là: canxi photphat, canxi cacbonat, magie photphat, tất cả những khoáng chất này đều có trong nước bọt của bạn. Hợp chất muối này kết hợp với thức ăn thừa tích tụ lâu ngày chuyển hóa thành cao răng. Và nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do:
Tại sao bác sĩ nói đây là những thông tin quan trọng? Bởi nắm được từ ngọn, tức là nguyên nhân gây bệnh thì bạn sẽ biết cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Không cần chờ đến khi có rồi mới khắc phục, điều này cũng giúp bạn phần nào hạn chế gặp các căn bệnh không mong muốn về răng miệng.
Kỹ thuật lấy cao răng thì rất dễ, nhưng liệu có cảm giác đau đớn nào trong quá trình lấy cao răng? Đó có lẽ cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn có thể đã xem qua những video lấy cao răng trên mạng và bạn “thấy” rằng nó đau, nhưng thực tế không phải như vậy.
Tiến hành lấy cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm có độ rung để khiến cho vôi răng vỡ và rơi ra ngoài. Nếu mọi thứ đều thuận lợi thì việc lấy cao răng rất đơn giản và không hề đau đớn.
Nhưng điều không thuận lợi ở đây là gì? Đó là:
Bên cạnh đó, lấy cao răng có đau hơn không còn phụ thuộc vào bác sĩ có tay nghề cao hay không, có tác động đến lưỡi hay lợi, má trong hau không. Nếu bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm và tay nghề ổn định thì bạn cũng không cần quá lo lắng rằng lấy cao răng có đau không nhé.
Sau khi lấy xong cao răng là bạn đã gần như “trút bỏ gánh nặng” cho hàm răng của mình, đó là một tin mừng. Nhưng bạn nên nhớ rằng răng miệng là nơi rất nhạy cảm, chúng có thể sinh bệnh bất cứ lúc nào. Vậy nên để quá trình lấy cao răng được hoàn tất một cách “như mơ”, bác sĩ có một số điều ý muốn gửi tới bạn như sau:
Nhìn chung, cao vôi răng là kỹ thuật đơn giản và an toàn, sẽ không có nhiều khó khăn xảy ra với bạn trong và sau khi lấy vôi răng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc lấy cao răng được hiệu quả và bảo vệ tối đa sức khỏe răng miệng sau này, bác sĩ vẫn khuyên bạn nên ghi nhớ những lưu ý trên đây nhé.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phòng còn hơn là tránh. Để bạn không phải tốn kém chi phí lấy cao răng, chữa bệnh gây ra từ cao răng, hãy chủ động trang bị kiến thức để hạn chế hình thành cao răng bạn nhé.
Lấy cao răng là một thao tác cần thiết và quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bác sĩ tin rằng việc lấy cao răng không chỉ giúp bạn có thể khắc phục các vấn đề liên quan đến men răng mà còn là điều kiện cho quá trình chăm sóc răng miệng thuận lợi hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, để có được một răng miệng khỏe mạnh, chúng ta cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Và nếu bạn có cần bất cứ sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ với bác sĩ qua Hotline 098 864 1188 nhé.
Với câu hỏi “Có nên lấy cao răng không?” thì câu trả lời của bác sĩ là CÓ, bởi nếu cao răng không được xử lý gọn gàng có thể dẫn đến những biến chứng sau:
Tần suất lấy cao răng tốt nhất nên là:
GEMS DENTAL HOME
NỤ CƯỜI CỦA BẠN
Chúng tôi luôn hết mình mang đến dịch vụ chất lượng nhất đến với mọi khách hàng!