Cao răng (hay còn gọi là vôi răng) hình thành từ các mảng bám từ thức ăn, lâu ngày những mảng bám đó kết hợp với các loại vi khuẩn và acid trong nước bọt tạo nên. Thông thường những mảng bám thường tích tụ dưới chân răng, do vậy mà cao răng sẽ có dạng những mảng bám cứng bao quang lấy chân răng.  

Có thể bạn chưa biết là có tới tận hai loại cao răng hình thành khác nhau đó là:

  • Cao răng nước bọt (cao răng thường): loại này rất hay gặp và chúng có màu vàng hoặc nâu nhạt nên bạn có thể nhìn thấy được. 
  • Cao răng huyết thanh: loại này có màu đậm hơn như nâu hoặc đen và đặc điểm là rất cứng. Đây là phần huyết thanh trong máu (do chảy máu chân răng) bám vào chân răng. Loại này thì khó nhìn thấy và phát hiện hơn.

Cao răng nhìn có vẻ như không mang lại cho chúng ta quá nhiều sự khó chịu và căn bệnh “có thể nhìn thấy”. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ “làm ngơ” chúng. Thực tế, cao răng chính là mầm mống gây ra rất nhiều bệnh về răng miệng như viêm lợi, hơi thở có mùi, mất răng,… và rất nhiều bệnh nghiêm trọng khác. 

Vậy nguyên nhân từ đâu lại hình thành nên cao răng? Bác sĩ nghĩ rằng đây là thông tin khá quan trọng và hữu ích với bạn đó. 

1. Nguyên nhân hình thành nên cao răng

Trong cao răng chủ yếu có ba khoáng chất là: canxi photphat, canxi cacbonat, magie photphat, tất cả những khoáng chất này đều có trong nước bọt của bạn. Hợp chất muối này kết hợp với thức ăn thừa tích tụ lâu ngày chuyển hóa thành cao răng. Và nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do:

  • Không làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa đọng lại trong kẽ răng, lợi sau khi ăn. 
  • Không đánh răng đúng cách, không đánh răng đầy đủ. 
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa đường tinh luyện, acid gây hại cho răng. 
  • Răng tiếp xúc nhiều với hóa chất, ví dụ như chất tẩy trắng răng. 
  • Bệnh dạ dày có thể làm gia tăng hàm lượng acid trong cơ thể sau đó đẩy lên khoang miệng gây ra tình trạng cao răng. 
  • Những người cao tuổi có thể bị mòn men răng theo thời gian, men răng cũng dễ phát triển hơn. 

Tại sao bác sĩ nói đây là những thông tin quan trọng? Bởi nắm được từ ngọn, tức là nguyên nhân gây bệnh thì bạn sẽ biết cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Không cần chờ đến khi có rồi mới khắc phục, điều này cũng giúp bạn phần nào hạn chế gặp các căn bệnh không mong muốn về răng miệng. 

2. Lấy cao răng có đau không?

Kỹ thuật lấy cao răng thì rất dễ, nhưng liệu có cảm giác đau đớn nào trong quá trình lấy cao răng? Đó có lẽ cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn có thể đã xem qua những video lấy cao răng trên mạng và bạn “thấy” rằng nó đau, nhưng thực tế không phải như vậy. 

Tiến hành lấy cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm có độ rung để khiến cho vôi răng vỡ và rơi ra ngoài. Nếu mọi thứ đều thuận lợi thì việc lấy cao răng rất đơn giản và không hề đau đớn. 

Nhưng điều không thuận lợi ở đây là gì? Đó là:

  • Mức độ vôi răng của bệnh nhân: với những bệnh nhân có mức độ vôi răng nhiều, vôi răng bám chặt có thể xuất hiện cảm giác ê buốt và chảy máu chân răng khi cạo vôi. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bạn. 
  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: một số căn bệnh về răng miệng sẽ gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Lúc này, răng miệng rất nhạy cảm, nếu bác sĩ dùng dụng cụ tác dụng lên chắc chắn sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bạn. 
  • Cách lấy cao răng của bác sĩ: khi mà thời đại phát triển thì công nghệ cũng phát triển. Ngày nay, máy sóng siêu âm được các bác sĩ tin dùng hơn phương pháp cũ (dụng cụ lấy cao răng cầm tay) bởi chúng làm việc hiệu quả hơn và hạn chế được tối đa cảm giác ê buốt cho bệnh nhân. 

Bên cạnh đó, lấy cao răng có đau hơn không còn phụ thuộc vào bác sĩ có tay nghề cao hay không, có tác động đến lưỡi hay lợi, má trong hau không. Nếu bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm và tay nghề ổn định thì bạn cũng không cần quá lo lắng rằng lấy cao răng có đau không nhé. 

3. Một số điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy xong cao răng là bạn đã gần như “trút bỏ gánh nặng” cho hàm răng của mình, đó là một tin mừng. Nhưng bạn nên nhớ rằng răng miệng là nơi rất nhạy cảm, chúng có thể sinh bệnh bất cứ lúc nào. Vậy nên để quá trình lấy cao răng được hoàn tất một cách “như mơ”, bác sĩ có một số điều ý muốn gửi tới bạn như sau:

  • Hạn chế ăn những thức ăn có nhiệt độ cao (quá nóng hoặc quá lạnh) để tránh những cảm giác ê buốt cho răng (răng sau khi cạo vôi là giai đoạn khá nhạy cảm).
  • Bồi bổ sức khỏe răng miệng bằng những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, canxi để răng thêm phần chắc khỏe. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thực phẩm sẫm màu bởi thuốc lá chứa nhiều hợp chất gây mòn men răng, từ đó tạo cơ hội cho các chất dễ dàng bám dính lên bề mặt. Còn thực phẩm sẫm màu có thể gây nám và tối màu men răng, đặc biệt là sau khi lấy cao răng men răng sẽ càng mỏng hơn và dễ bị tác động hơn. 
  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày và sử dụng kem đánh răng chứa Flour giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn tấn công đồng thời tăng đề kháng cho men răng. 
  • Nếu cần uống thuốc, hãy uống theo đúng liều của bác sĩ kê, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để uống. 
  • Tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ nếu cần. 

Nhìn chung, cao vôi răng là kỹ thuật đơn giản và an toàn, sẽ không có nhiều khó khăn xảy ra với bạn trong và sau khi lấy vôi răng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc lấy cao răng được hiệu quả và bảo vệ tối đa sức khỏe răng miệng sau này, bác sĩ vẫn khuyên bạn nên ghi nhớ những lưu ý trên đây nhé.

4. Làm sao để hạn chế hình thành cao răng?

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phòng còn hơn là tránh. Để bạn không phải tốn kém chi phí lấy cao răng, chữa bệnh gây ra từ cao răng, hãy chủ động trang bị kiến thức để hạn chế hình thành cao răng bạn nhé. 

  • Làm sạch chân răng, kẽ răng bằng cách dùng chỉ nha khoa (hạn chế dùng tăm bởi có thể làm rỗng chân răng),.. sau đó làm sạch lại bằng nước súc miệng (hoặc nước muối loãng).
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour giúp bảo vệ men răng và kháng khuẩn. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều vitamin C, D, E, canxi,… Tránh xa những thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện, acid hay sẫm màu. 
  • Có thể sử dụng miếng dán trắng răng, đây cũng là phương pháp giúp hạn chế cao răng rất tốt.
  • Chủ động tái khám khi đến thời hạn để kiểm tra và làm sạch răng. 

Lấy cao răng là một thao tác cần thiết và quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bác sĩ tin rằng việc lấy cao răng không chỉ giúp bạn có thể khắc phục các vấn đề liên quan đến men răng mà còn là điều kiện cho quá trình chăm sóc răng miệng thuận lợi hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, để có được một răng miệng khỏe mạnh, chúng ta cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Và nếu bạn có cần bất cứ sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ với bác sĩ qua Hotline 098 864 1188 nhé.

5. Có nên lấy cao răng không? Tại sao?

Với câu hỏi “Có nên lấy cao răng không?” thì câu trả lời của bác sĩ là , bởi nếu cao răng không được xử lý gọn gàng có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Men răng và chân răng bị ăn mòn
  • Hơi thở nặng mùi, hôi miệng
  • Phát sinh các căn bệnh về răng miệng
  • Liên quan đến sức khỏe tổng quan
  • Mất thẩm mỹ răng miệng
  • Gây tốn kém chi phí

Tần suất lấy cao răng tốt nhất nên là:

  • Với người bình thường: 6 tháng/ lần
  • Với người hút thuốc lá: 3 – 4 tháng/ lần
  • Với trẻ em dưới 10 tuổi: theo chỉ dẫn của bác sĩ.

GEMS DENTAL HOME

BẢNG GIÁ CHĂM SÓC RĂNG TỔNG THỂ

RĂNG TRẺ EM

Chỉ từ

150 nghìn đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

NHỔ RĂNG

Chỉ từ

300 nghìn đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

HÀN RĂNG

Chỉ từ

200 nghìn đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

LẤY CAO RĂNG

Chỉ từ

300 nghìn đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

ĐIỀU TRỊ NHA CHU

Chỉ từ

1.5 triệu đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

ĐIỀU TRỊ TỦY

Chỉ từ

1.5 triệu đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

TẨY TRẮNG RĂNG

Chỉ từ

2 triệu đồng

/ liệu trình

  • Miễn phí thăm khám
  • Miễn phí nhổ răng
  • Bảo hành trọn đời
Liên hệ tư vấn

NỤ CƯỜI CỦA BẠN

NIỀM TỰ HÀO CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi luôn hết mình mang đến dịch vụ chất lượng nhất đến với mọi khách hàng!

Dịch vụ tư vấn và chăm sóc tận tâm từ sự tận tụy.

Nha sĩ dày dặn kinh nghiệm có tay nghề cao.

Sử dụng các trang thiết bị tiên tiến hàng đầu.

Mang tới hơn 5000+ nụ cười tự tin.

Câu hỏi thường gặp

1.

2. 

3.

Dịch vụ liên quan