Chế độ ăn uống khi niềng răng là một chủ đề mà theo bác sĩ thấy là khá quan trọng, thế nhưng nhiều người lại bỏ qua điều này. Việc chú ý đến chế độ ăn uống sẽ giúp bạn không gặp khó chịu trong việc ăn nhai, đảm bảo tối đa hiệu quả niềng răng và có thể rút ngắn thời gian điều trị.
Vậy người niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của bác sĩ nhé.
Việc chú ý chế độ ăn uống khi niềng răng có quan trọng không?
Câu trả lời là CÓ – Chú ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng thực sự quan trọng bởi nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình điều trị và sức khỏe răng miệng của bạn.
Trong suốt quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên những thức ăn quá cứng hoặc quá dai bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng tới khí cụ niềng răng. Nhiều trường hợp các bạn vẫn cố gắng ăn những đồ ăn như này thường bị bung mắc cài hoặc nặng hơn có thể gây tổn thương đến lợi, mô mềm xung quanh chân răng. Đừng quá chủ quan vì lâu ngày chúng có thể là nguyên nhân gây các bệnh như viêm nhiễm, hôi miệng đấy.
Bên cạnh những đồ ăn cứng, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt,… bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men, tạo thành axit tấn công men răng, từ đó dẫn đến mất canxi, gây ra sự suy yếu các cơ chế bảo vệ tự nhiên của răng.
Như vậy có thể thấy răng, chế độ ăn uống khi niềng răng sẽ khác so với bình thường, nếu không thay đổi thói quen và thực đơn ăn uống sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả niềng răng và sức khỏe răng miệng của bạn.
Việc chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp sẽ giúp quá trình điều trị của bạn trở nên thuận lợi hơn, thậm chí bạn còn có thể rút ngắn thời gian niềng răng từ 1 – 2 tháng nếu tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ nữa đấy.
Người niềng răng nên ăn gì tốt nhất?
Để có được sức khỏe răng miệng tốt cùng hiệu quả chỉnh nha cao, bác sĩ khuyên bạn nên nắm được những thực phẩm mình nên ăn để tự chuẩn bị cho mình một thực đơn ăn uống khoa học nhé.
Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm chữa trị cho bệnh nhân, bác sĩ có thể liệt kê một số thực phẩm phù hợp với bạn lúc này. Cụ thể đó là:
THỰC PHẨM MỀM
Ở giai đoạn đầu khi bạn mới bắt đầu niềng răng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và cảm thấy hơi đau khi có sự xuất hiện của “một người bạn” mới. Đây là một giai đoạn khá nhạy cảm, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, không gây tác động mạnh cho răng như:
- Thịt da cầm, cá đã được chế biến mềm, dễ nhai
- Các món ăn với trứng
- Các loại bánh mì
- Các loại mì, phở, bún, miến
- Cháo, súp, sữa,…
RAU XANH CÙNG HOA QUẢ TƯƠI
Bên cạnh những thực phẩm dễ nhai, những người niềng răng cũng cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển làm viêm nhiễm nha chu. Một số loại rau củ, hoa quả mà bạn nên ăn để bổ sung dưỡng chất đó là:
- Rau chân vịt, rau cải bó xôi, rau cải ngọt
- Các loại quả như lê, táo, dứa,…
ĐỒ UỐNG KHÔNG CÓ ĐƯỜNG
Như bác sĩ đã phân tích ở phần 1, việc sử dụng nhiều đồ uống và thực phẩm có đường có thể tạo thành axit tấn công men răng, gây ra sự suy yếu của cơ chế bảo vệ răng. Thay vào những đồ uống chứa nhiều ga, đường, nước trái cây đóng hộp, bạn nên uống:
- Nước lọc (tối thiểu 2 lít/ngày)
- Các loại trà ít đường
- Thức uống không chứa chất tạo ngọt,…
CÁC LOẠI NGŨ CỐC VÀ THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU CHẤT XƠ
Có thể chưa biết, chất xơ có khả năng kích thích nước bọt, nước bọt chứa các chất kháng khuẩn và có tác dụng làm sạch tự nhiên trong miệng. Điều này góp phần làm giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn gây bệnh và làm tổn thương cho răng, nha chu.
- Do đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn, ví dụ:
- Các loại ngũ cốc như: lúa mì, lúa mạch, ngô,…
- Các loại hạt như: hạnh nhân, hạt chia, đậu đen,… (lưu ý nên chế biến hoặc cắt nhỏ chứ không ăn trực tiếp).
Một số thực phẩm mà người niềng răng không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị thì bạn cũng nên chú ý tới những thực phẩm có tác động không tốt tới quá trình niềng răng. Việc để ý chế độ ăn uống như bác sĩ đã khẳng định là rất quan trọng. Vậy để đảm bảo kết quả niềng răng được như đúng kỳ vọng, bác sĩ khuyên bạn nên tránh những thực phẩm sau:
THỰC PHẨM CỨNG VÀ NHỎ
Các loại thực phẩm cứng có thể gây tổn thương tới mô mềm trong khoang miệng và hư hỏng tới mắc cài. Đối với thực phẩm nhỏ, chúng sẽ dễ dàng len lỏi vào ngóc ngách của mắc cài khiến bạn rất khó để vệ sinh. Do đó bạn nên hạn chế những thực phẩm như:
- Các món xương, sườn
- Các loại kẹo lạc, kẹo bạc hà,…
- Các loại hạt chưa qua chế biến
THỨC ĂN CÓ ĐỘ DÍNH CAO
Với những thức ăn có độ dính cao, khi ăn, chúng sẽ dễ bám vào mắc cài gây ảnh hưởng tới bộ khí cụ chỉnh nha và rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Đó là những loại thực phẩm:
- Kẹo cao su, kẹo dẻo,…
- Các loại bánh nếp, bánh dày,…
THỰC PHẨM CÓ NHIỆT ĐỘ CAO: QUÁ NÓNG HOẶC QUÁ LẠNH
Trong quá trình điều trị, chân răng di chuyển khỏi vị trí ban đầu và trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn. Khi bạn ăn những thực phẩm có nhiệt độ cao sẽ dễ gặp tình trạng ê, buốt răng. Vì thế, hãy hạn chế ăn:
- Các loại kem, nước lạnh, đá viên
- Đồ ăn quá nóng như lẩu, súp,… (khi chưa được thổi nguội)
THỰC PHẨM CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG
Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường sẽ giúp bạn tránh khỏi những bệnh viêm nhiễm răng miệng như viêm chân răng, viêm lợi,… Một số thực phẩm mà bạn nên tránh:
- Đồ uống có ga và chất tạo ngọt
- Các loại kẹo, bánh chứa nhiều đường
Một số lưu ý khi ăn uống dành cho người niềng răng
Việc chú ý chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả niềng răng. Và bên cạnh đó, cũng có một số lưu ý quan trọng trong khi ăn, uống mà bạn cần quan tâm:
- Chú ý ăn chậm và nhai kỹ thức ăn để tránh những tác động mạnh lên chân răng đồng thời hạn chế các căn bệnh về đường tiêu hóa.
- Duy trì thói quen đánh răng và làm sạch răng miệng khoảng 4 – 5 lần/ngày hoặc tốt nhất là sau các bữa ăn để làm sạch các mảng bám trên răng.
- Không trực tiếp dùng răng cắn đồ ăn cứng hoặc vật dụng như nắp chai, nắp lon,… để tránh làm hư hại khí cụ niềng răng và chân răng bạn nhé.
Bác sĩ biết và hiểu rằng việc niềng răng sẽ mang lại nhiều sự bất tiện cho bạn, khiến bạn cảm thấy khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, đó cũng là sự xuất hiện “hiển nhiên” khi mà răng bạn phải chịu sự tác động từ kỹ thuật chỉnh nha, dẫn đến sự thay đổi trong kết cấu răng.
Lời khuyên của bác sĩ là hãy cố gắng và kiên trì theo đuổi hành trình này, vì không lâu nữa, chắc chắn bạn sẽ sở hữu một diện mạo hoàn toàn khác. Đó là một diện mạo mới đẹp hơn, tự tin hơn rất nhiều.
FAQ – Một số câu hỏi về chế độ ăn uống khi niềng răng
Câu 1: Mới niềng răng có ăn cơm được không?
CÓ. Cơm là thực phẩm có tính chất dẻo, dễ nhai lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, protein,… nên bạn có thể ăn cơm ngay khi vừa mới đeo mắc cài nhé. Tuy nhiên ở thời gian đầu, bạn có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi nhai, nếu không quen thì bạn nên thay thế bằng cháo hoặc súp sẽ tốt hơn đó.
Câu 2: Niềng răng nên ăn kem không?
Bạn có thể ăn kem trong quá trình điều trị, nhưng bác sĩ cũng nhắc nhở rằng lúc này, chân răng đang khá yếu và nhạy cảm. Việc ăn những thực phẩm có nhiệt độ cao sẽ khiến bạn cảm thấy ê, buốt răng. Vậy nên bác sĩ khuyên bạn nên bạn hạn chế ăn những đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng nhé.
Câu 3: Có cần thay đổi thói quen nhai khi niềng răng không?
Lời khuyên cho bạn là nên thay đổi thói quen khi nhai để hạn chế tối đa những tác động lên răng trong thời kỳ nhạy cảm. Bạn nên rèn thói quen nhai chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nhỏ, đồng thời cũng là cơ hội để cơ hàm, cơ má được hoạt động, tránh xảy ra trường hợp má bị hóp do các cơ “lười hoạt động”.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi “Người niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?” Qua bài viết này chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không nào? Nếu bạn cần được hỗ trợ, vui lòng chia sẻ dưới bình luận hoặc gọi tới Hotline 0988 641 188 để nhận tư vấn chi tiết nhé.